Là nghề thì phải chuyên nghiệp
Đó là cách nhìn của Happy Home về “nghề vệ sinh”.
Chúng tôi nỗ lực cùng với những người lao động chân chính
nhằm đem tới dịch vụ tốt nhất, góp phần thay đổi cách nhìn
của xã hội Việt Nam về ”NGƯỜI” và ”NGHỀ” làm vệ sinh.
Mái nhà hạnh phúc
Khi những tòa nhà hiện đại mọc lên như nấm, ai ai cũng muốn mình trở thành “ông này, bà kia”. Ấy vậy mà vẫn có những con người luôn ngày đêm chăm chỉ làm công việc mà ít ai đoái hoài – tạp vụ. Dù là một công việc bình thường, nhưng làm tạp vụ chưa bao giờ là tầm thường, bởi có tìm hiểu rồi mới biết, để có thể làm nghề này, phải chịu khó và tạo được niềm tin tuyệt đối với khách hàng. Rồi từ đó đưa “tạp vụ” – một công việc chân chính nhưng lại không được xem là “nghề” cho đến sự công nhận của xã hội bằng những niềm tin và đam mê.
.
Một thế hệ đi trước đầy độc lập
Gần đến giờ nghỉ trưa, cô Đặng Thị Bi – nhân viên tạp vụ HappyHome tại Đà Nẵng cố gắng làm nốt phần việc còn lại rồi tranh thủ nghỉ ngơi. Đã gần 5 năm gắn bó với công việc mang tên “nhân viên tạp vụ”, gương mặt cô vẫn rạng ngời và vui vẻ như những ngày đầu tiên.
Đi qua hơn 2/3 quãng đời, trải qua bao nhiêu việc, cô vẫn tần tảo làm việc và chọn nghề tạp vụ. Công việc của cô cố định mỗi ngày, sáng từ 7h – 11h và chiều từ 14h – 18h, mỗi ca làm là một tụ điểm khác nhau. Thời gian cố định là vậy, nhưng lúc nào khách hàng cần, cô đều đáp ứng. Có những hôm cô phải đến sớm hơn, về muộn hơn, hay thậm chí làm nhiều giờ hơn bình thường thì cô vẫn vui vẻ chấp nhận làm việc. “Người ta cần thì mình giúp thôi, không sao cả.” – cô cười nói.
Những việc cô làm dù đơn giản nhưng làm nhiều, thành ra cũng tốn khá nhiều sức lực. Mỗi ngày, mỗi tụ điểm làm việc cô đều phải dọn nguyên tòa nhà, 5 tầng, 8 tầng hay thậm chí 10 tầng. Cô nhớ thời gian đầu cô mới nhận việc, cô nói cô nản vì mỗi ngày chạy một điểm không cố định. Có hôm chạy xa đến tận Hòa Khánh, mà cô lại không rành đường đi nên cô đi hoài không đến. Đi ở ngoài đường đã mệt, lúc đến dọn dẹp nhiều nên cô cũng đuối sức. Cô có ý định nghỉ mấy lần nhưng con cái khuyên cố gắng, cố làm xem sao. Được một thời gian rồi cô cũng quen, đi đường xa mãi rồi cũng thành gần. Giờ thì cô được làm đứng ở một vài chỗ đỡ phải chạy đi chạy lại nhiều như xưa.
Dù thuộc thế hệ đi trước, nhưng tư tưởng của cô Bi vô cùng hiện đại: thích độc lập và thích làm việc. Cô chia sẻ, “Lúc trước cô có quán bún nhỏ, buôn bán cũng được nhưng lại vất vả, lúc khách đông thì phải cần người giúp. Mà con cô chúng nó thương mẹ, nên đứa cũng muốn ở nhà giúp mẹ đỡ cực, thành ra cũng ảnh hưởng ít nhiều đến thời gian của con. Mình làm việc khác độc lập hơn để con nó yên tâm làm việc. Hơn nữa cô còn mẹ chồng hơn 80 tuổi bị bệnh tim, mặc dù bình thường vẫn khỏe nhưng cũng cần một nguồn thu nhập ổn định hơn và có nhiều thời gian ở nhà chăm sóc mẹ.” Những lời cô nói thật nhẹ nhàng, nhưng cũng thật mạnh mẽ và đầy tình yêu thương gia đình, thứ tình cảm mà cuộc sống bận rộn ngày nay đưa vào quên lãng. Có lẽ, ở tuổi của cô, mong muốn lớn nhất chỉ đơn giản là vậy: được phụ giúp con cái và chăm sóc mẹ già, xây dựng mái ấm gia đình…..
Hơn chục năm làm nghề và sẽ làm hoài làm mãi…
Có bao giờ chính bản thân chúng ta tự hỏi, rằng chúng ta sẽ tiếp tục công việc hiện tại đến khi nào? Những người trẻ chúng ta cứ muốn “ngày đây, mai đó” thì những người như chị Nguyễn Thị Hường, lại chọn gắn bó với nghề tạp vụ. Suốt 13 năm ròng rã, chị vẫn tiếp tục công việc ấy. Chỉ khác điều, ngày trước chị tự tìm kiếm, tự hỏi thăm rồi tự nhận khách cho mình. Còn giờ đây, khi có HappyHome, chị không cần phải khó khăn như xưa nữa, vì công ty đã tìm và thu xếp cho chị chỗ làm ổn định.
Công việc của chị cũng bắt đầu từ lúc 7h sáng và kết thúc lúc 5h chiều. Mỗi ngày, chị đều đặn đến tòa nhà được phân công, dọn hết 10 tầng trong một buổi sáng – nhiệm vụ nghe thôi là đã khiếp sợ. Không những vậy, có những tầng, không chỉ dọn dẹp ngoài hành lang mà còn phải vào tận văn phòng công ty mà dọn dẹp. Ngày nào cũng dọn dẹp nhiều như vậy mới biết chị chịu thương chịu khó thế nào. Đã vậy, chị vẫn luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Dù là giờ nghỉ trưa nhưng ai cần thì chị đều dọn dẹp cho.
Lúc mới nhận việc, chị không nghĩ mình sẽ phải làm nhiều thế này, cũng không biết nên làm gì. Sau này, quen dần, chị biết phân công công việc thì mọi chuyện suông sẻ hơn nhiều. Chị bảo lúc trước chị làm với đồng nghiệp, nhưng sau này bị điều đi tụ điểm khác nên chị phải làm một mình. Nhiều việc là vậy nhưng lúc nào chị cũng đầy năng lượng, bởi vì chị được dọn dẹp sạch sẽ, được làm điều mình thích và hơn nữa, chị yêu nghề. “Chị yêu nghề này nên mới làm lâu dài như vậy, trước đây còn lận đận tìm khách chứ giờ vô HappyHome rồi thì chị chắc làm ở đây luôn, chỉ đến khi nào không làm được nữa thì chị mới nghỉ thôi” – chị Hường vui vẻ nói.
Khi ai cũng muốn “ngồi mát ăn bát vàng”, thì những nhân viên tạp vụ như cô Bi hay chị Hường chỉ có những mong muốn đơn giản là được làm việc dọn dẹp như vậy. Người ta hay bảo tạp vụ là công việc không chân chính, chỉ là một công việc trá hình cho những lần “trót dại”. Thế nhưng, trong từng ánh mắt, từng lời nói của những người phụ nữ này luôn toát lên sự chân thật.
Làm nghề này, điều quý giá và quan trọng nhất là cái tâm và “cái tính thật thà”. Cô Bi bảo “Khách hàng thương cô lắm, có gì cũng gọi cô. Cô cũng may mắn, trước giờ gặp nhìu khách tốt, luôn tôn trọng và thân thiện với mình. Có gì mình làm chưa được họ đều bày cô cả.”.
“Họ yêu mình tính thiệt thà, biết bao lần dọn vệ sinh, bắt gặp bao trường hợp quên đồ, chị đều mang vào trả cho ngta. Lúc cái điện thoại, lúc đôi tằm, vòng tay. Chị bảo làm nghê này phải có cái tâm, và thiệt thà. Chị bảo có nhiều ng k hiểu, bảo nghề của chị này nọ, thế nhưng chị không nói gì vì chị nghĩ mình làm đúng cái tâm của mình thôi.” – Chị Hường chia sẻ
Để gắn bó với nghề này 5 năm, 13 năm, hay thậm chí cả đời, những nhân viên tạp vụ như cô Bi chị Hường chắc hẳn làm nghề bằng cả tâm huyết nên khách hàng luôn tin tưởng và yêu thương đến vậy. Bởi biết bao lần dọn căn hộ, nắm giữ chìa khóa phòng, cô Bi chưa gặp trường hợp nào vu oan. Bởi biết bao lần dọn vệ sinh, nhặt được những đồ giá trị chị Hường đều trả lại. Thử hỏi, làm nghề này, không thật thà, không đặt chữ tâm lên hàng đầu, sao được khách hàng tin tưởng, được xã hội công nhận?
Mái nhà hạnh phúc gọi tên những người tạp vụ
Trong từng câu chuyện của cô Bi, chị Hường và những nhân viên tạp vụ nói chung, nghề này là niềm vui, là lòng tin giữa người với người. Nó không những mang lại nguồn thu nhập ổn đinh mà còn mang lại cho những lợi ích cá nhân cũng như giá trị cộng đồng ẩn sau đó. Happy Home mang đến những người bạn, những đồng nghiệp, cộng sự và những câu chuyện thân thiết. Trong mỗi người, đều toát lên niềm hạnh phúc và gắn bó với nhau. Ngạc nhiên hơn, họ không chỉ nghĩ cho riêng mình. Khi được hỏi về mong muốn của các cô các chị, ai cũng muốn công ty ký kết được thật nhiều thật nhiều hợp đồng để chị em có nhiều việc để làm để được vui. Nói mới thấy, hai chữ chị em nghe sao thật thân thiết, mới nhận ra rằng Happy Home đã tạo được môi trường làm việc mà khó có nơi nào làm được, để khi nhắc đến, những nhân viên tạp vụ có thể nói cười vui vẻ, gọi chị xưng em, mong muốn công ty và chị em đều phát triển chứ không phải riêng cá nhân ai.
“Làm đây cô thấy cũng vui lắm vì có chị có em, đồng nghiệp đồng hành cùng nhau rồi lúc rảnh lại nói chuyện với nhau. Chứ trước làm một mình nó buồn lắm con.” – Cô Bi cười nói
Chị Hường cũng vui vẻ chia sẻ: “Chị làm ở đây mong muốn Happy Home sẽ phát triển hơn nữa, bây giờ đã tốt rồi thì sau này cũng tốt hơn nữa, tạo nhiều cơ hội và điều kiện cho chị em làm ở đây.”
Như vậy đấy, Happy Home đã cho những người phụ nữ làm nghề tạp vụ một mái nhà hạnh phúc như cái của chính nó. Có thể thấy các dịch vụ vệ sinh tòa nhà văn phòng của Happy Home cung cấp đều mang đến sự hài lòng và tin tưởng cho khách hàng. Chỉ khi những con người thích sạch sẽ và đưa cả tâm huyết của mình vào công việc mới được yêu quý và tin tưởng, để đưa tạp vụ trở thành “cái nghề”, được công nhận và tôn trọng.
We Loves the Jobs You Hate.
Liên hệ
Email: ceo@lnc.com.vn
08:00 – 12:00
@2019 HappyHome Cleaning Service,
All Rights Reserved